Dịch vụ thi công

Thi công sơn chống cháy hiện nay là một quy trình vô cùng phức tạp, đòi hỏi từ khâu đánh giá hiện trạng sát thực, lên phương án thi công chính xác cho đến khâu thi công cũng phải đòi hỏi tay nghề người thợ thi công phải cao, am hiểu sâu về kỹ thuật. Khâu giám sát thi công phải cực kỳ chặt chẽ và chuẩn xác.

1. Thiết bị thi công và bảo hộ lao động

1.1. Thiết bị thi công

Máy phun sơn
may-phun-son
Máy khuấy sơn
cầm tay
may-khuay-son
Nhiệt ẩm kế SMARTSENSOR AS807
nhiet-am-ke
Máy đo chiều dày màng sơn
Elcometer A456
may-do-chieu-day-mang-son
Máy đo nhiệt độ cầm tay
DT8011H
may-do-nhiet-do

1.2. Thiết bị bảo hộ lao động

Quần áo bảo hộ
quan-ao-bao-ho
Mặt nạ phòng độc
mat-na-phong-doc
Mũ bảo hộ
mu-bao-ho
Giày bảo hộ
giay-bao-ho
Dây đai an toàn
day-dai-an-toan

Ghi chú: Thi công cao trên 2m phải sử dụng dây bảo hiểm. Tuân thủ nghiêm chỉnh nội quy an toàn lao động tại công trường, các biển báo tại công trường.

2. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công

2.1. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ

  • Tất cả các công nhân làm việc trên công trường đều phải được huấn luyện và hướng dẫn về an toàn và phòng chống cháy nổ.
  • Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công.
  • Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công.
  • Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công.
  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người.
  • Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công.
  • Trang bị các bình chữa cháy.
  • Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phải có thiết bị chống rò và được kiểm tra cách điện, bơm nước, máy hàn, máy cắt… phải được kiểm tra cách điện.

2.2. Công tác vệ sinh môi trường

  • Công tác này được đặt ra một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại công trường và cả khu vực xung quanh.
  • Công việc phải được tiến hành làm đâu, gọn đấy, vật tư, vật liệu, dụng cụ thi công phải ngăn nắp có kho chứa, không để bừa bãi trên công trường khó quản lý.

3. Biện pháp thi công

3.1. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ

  • Không được thi công trong điều kiện trời mưa hoặc độ ẩm trên 85%
  • Nhiệt độ thi công: 5°C – 40°C
  • Bề mặt thép phải được làm sạch và không dính dầu mỡ, rỉ sét, bụi bẩn hoặc bất kỳ chất bẩn nào khác có thể
    ảnh hưởng đến liên kết.
  • Bề mặt thép phải được làm sạch bằng phun bi TC:Sa2.0 trở lên và đã được sơn lót chống rỉ khuyến nghị Alkyd/Epoxy.
  • Nên thi công sơn cho các công trình đã lắp dụng hoàn thiện mái che và tường bao xung quanh.
  • Trong trường hợp chưa có mái che và tường bao thì phải có bạt che phủ sau khi thi công sơn, đề phòng trường hợp mưa gây ướt, đọng nước trên bề mặt sơn. Bề mặt sơn sẽ bị hư hại nếu ngâm nước.
  • Công nhân kiểm tra các máy móc thiết bị trước khi thi công bằng tay, mắt, đảm bảo thi công mới bắt đầu thi công.

3.2. Quy trình sơn chống cháy

Yêu cầu khuấy đều và kỹ sơn bằng máy khuấy chữ thập trước khi thi công.

  • Không sử dụng chung cây khuấy và dụng cụ sơn cho các loại sơn khác nhau.
  • Thi công sơn theo nhu cầu chống cháy của công trình và theo định mức yêu cầu của nhà sản xuất.
  • Số lớp sơn cần thực hiện:
  • Sơn 1 lớp nếu đạt độ dày yêu cầu và không bị chảy sơn.
  • Sơn trên 1 lớp: các lớp sơn tiếp theo phải cách nhau ít nhất 12-24 giờ
  • Sơn phủ màu: thi công sau khi sơn lớp sơn chống cháy 24 – 48 h.
  • Sau khi sơn đủ định mức, thổi sạch bụi nếu có. Nếu cần thẩm mỹ hơn thì có thể dùng giấy nhám chà để đồng đều độ dày mặt sơn trước khi dùng sơn phủ màu theo yêu cầu.
  • Sơn phủ màu có thể sử dụng sơn Epoxy, PU hoặc Alkyd (lưu ý phải thử trước khi sơn hàng loạt).

Lưu ý: Đối với công trình sử dụng sơn lót Alkyd thì lớp sơn phải khô cứng trước khi thi công lớp sơn chống cháy.

3.3. Yêu cầu kỹ thuật

a. Độ dày yêu cầu của sơn chống cháy DH-101

Tổng độ dày của các lần sơn phải tuân thủ theo các mức tiêu chuẩn về thời gian chống cháy

Lớp sơn mỏng
Lớp sơn vừa
Lớp sơn dày
Độ dày màng sơn ướt 100um
Độ dày màng sơn ướt 285um
Độ dày màng sơn ướt 715um
Độ dày màng sơn khô khoảng: 70um
Độ dày màng sơn khô khoảng: 200um
Độ dày màng sơn khô khoảng: 500um

Lưu ý: Những chỉ số này dựa trên điều kiện thi công bằng phương pháp súng phun khí nén. Trong suốt quá trình thi công, phải thường xuyên kiểm tra độ dày màng sơn ướt bằng thước đo, hoặc máy đo độ dày màng sơn khô để chắc chắn rằng độ dày màng sơn đúng theo tiêu chuẩn.

a. Độ dày yêu cầu của sơn chống cháy DH-101
Nhiệt độ
Khô bề mặt
Khô hoàn toàn
15°C
1,5 giờ
48 giờ
25°C
1 giờ
30 giờ
35°C
0,5 giờ
24 giờ

Thời gian khô của sơn DH-101 phụ thuộc các yếu tố sau:

  • Nhiệt độ
  • Độ ẩm không khí
  • Lưu chuyển không khí
  • Độ dày lớp phủ
  • Phương pháp sơn

Nên hạn chế thi công trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, lưu chuyển không khí thấp.

4. Quy trình thi công sơn chống cháy DH-101

Độ dày sơn chống cháy (µm)
Độ dày mỗi lớp sơn (µm)
Số lớp sơn
Thời gian thi công
< 500 µm
Lớp đầu tiên: 200
Lớp tiếp theo: 300
1
1
Các lớp cách nhau ít nhất 12h
500 - 1.000 µm
Lớp đầu tiên: 200
Lớp tiếp theo: 300
Lớp cuối cùng: 200
1
2
1
Các lớp cách nhau ít nhất 12h
1.000 - 1.500 µm
Lớp đầu tiên: 200
Lớp tiếp theo: 300
Lớp cuối cùng: 100
1
4
1
Các lớp cách nhau ít nhất 12h
1.500 - 2.000 µm
Lớp đầu tiên: 200
Lớp tiếp theo: 300
Lớp cuối cùng: 300
1
5
1
Các lớp cách nhau ít nhất 12h
2.000 - 2.500 µm
Lớp đầu tiên: 200
Lớp tiếp theo: 300
Lớp cuối cùng: 200
1
7
1
Các lớp cách nhau ít nhất 12h
2.500 - 3.000 µm
Lớp đầu tiên: 200
Lớp tiếp theo: 300
Lớp cuối cùng: 100
1
9
1
Các lớp cách nhau ít nhất 12h
3.000 - 3.500 µm
Lớp đầu tiên: 200
Lớp tiếp theo: 300
Lớp cuối cùng: 300
1
10
1
Các lớp cách nhau ít nhất 12h
3.500 - 4.000 µm
Lớp đầu tiên: 200
Lớp tiếp theo: 300
Lớp cuối cùng: 200
1
12
1
Các lớp cách nhau ít nhất 12h

Lưu ý: Cần kiểm tra độ dày sơn trước khi sơn lớp tiếp theo để điều chỉnh cho phù hợp.